Hiện trạng khu đất được đấu giá tại dự án tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân, Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).
Mức giá khởi điểm của khu đất nêu trên được thành phố Đà Nẵng đưa ra đấu giá dự kiến hơn 7,9 triệu đồng/m2, thời gian thuê đất 50 năm.
Phiên đấu giá khu đất này dự kiến diễn ra trong quý II/2025.
Mục đích đấu giá khu đất để đầu tư dự án dịch vụ đô thị với tổng mức đầu tư dự kiến 3.531 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 36 tháng. Dự án trên khu đất phải có mật độ xây dựng dưới 60%, chiều cao 7 tầng và đáp ứng một số tiêu chí khác.
Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền đặt cọc trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất; chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng, khớp nối hạ tầng đối với 3 đường quy hoạch xung quanh khu đất bàn giao cho nhà nước khai thác vận hành.
" alt=""/>Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất hơn 13ha, xây dự án 3.500 tỷ đồngPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Ảnh: QH).
Về nguyên tắc, thứ tự phân phối lợi nhuận sau thuế, Chính phủ đề xuất trích không quá 50% vào Quỹ Đầu tư phát triển để ở doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng Quỹ Đầu tư phát triển này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phần còn lại sau khi sử dụng, trích lập các quỹ theo quy định, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
Theo Phó Thủ tướng, với phương án trên, ước tính số nộp ngân sách nhà nước từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia sẽ giảm khoảng 19.847 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp được sử dụng lợi nhuận này theo quy định của Chính phủ.
Cơ chế chi tiền lương, tiền thưởng của người lao động ở doanh nghiệp, người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp khi đề xuất xây dựng luật xác định bổ sung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách tiền lương.
Song tiếp thu ý kiến tham gia, Chính phủ đề xuất không quy định các nội dung về cơ chế chi trả tiền lương ở dự thảo luật.
Bên cạnh đó, dự luật quy định "doanh nghiệp được chi trả tiền lương, tiền công, thù lao cho người lao động theo hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".
Thẩm tra về dự thảo luật, về vấn đề phân phối lợi nhuận và sử dụng quỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhận định, việc trích lập tối đa 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đầu tư là phù hợp.
Theo ông Mạnh, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về mục đích sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp theo hướng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với quan điểm đưa ra song đề nghị bổ sung vào hồ sơ luật dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện nội dung này bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra lưu ý, dự thảo nghị định cần quy định cụ thể về thẩm quyền, quyết định, phạm vi, nội dung sử dụng Quỹ, đảm bảo nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp.
" alt=""/>Lương, thưởng trong DN có vốn nhà nước thay đổi theo cải cách tiền lươngIndonesia "lột xác" nhờ làn sóng cầu thủ nhập tịch (Ảnh: AFC).
Nhờ đó, đoàn quân của HLV Shin Tae Yong đã thi đấu rất tốt. Sau chiến thắng trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Indonesia đã nhảy lên vị trí thứ 3 bảng C với 6 điểm, bằng điểm với Saudi Arabia, Trung Quốc, Bahrain và chỉ kém đội xếp thứ 2 là Australia 1 điểm.
Tuy nhiên, nhiều CĐV Hà Lan tỏ ra không vui khi chứng kiến Indonesia có quá nhiều cầu thủ gốc Hà Lan. Họ cảm thấy đội bóng này giống như đội Hà Lan C. Vì vậy, họ đã lên tiếng yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ.
Trên trang Twitter, tài khoản Sjoerd bình luận: "Sự thành công của Indonesia chẳng có ý nghĩa gì cả. FIFA nên cấm các đội bóng nhập tịch những cầu thủ mà không sinh ra và lớn lên tại đó.
Bằng cách này, nhiều đội bóng đã bóp méo sự cạnh tranh, phá vỡ nguyên tắc công bằng và trong sáng. Phần lớn cầu thủ Hà Lan đang khoác áo Indonesia có gốc gác quá xa xôi. Thật khó để chấp nhận rằng họ là người Indonesia".
Tài khoản Stefan viết: "Indonesia đang trở thành đội Hà Lan C theo cách nào đó. Liệu chăng các bạn có vinh dự khi tham dự World Cup theo cách này?".
CĐV Hà Lan phản đối Indonesia nhập tịch ồ ạt. Họ cho rằng đội tuyển Indonesia giống như Hà Lan C (Ảnh: Getty).
Đó là hai trong số vô vàn ý kiến trên Twitter. Tuy nhiên, rất khó để FIFA cấm Indonesia nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Hà Lan nếu như họ có bố mẹ hoặc ông bà là người Indonesia. Bởi điều này đã được FIFA quy định. Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới cũng trực tiếp phê duyệt các trường hợp nhập tịch được khoác áo đội tuyển quốc gia.
Nhiều CĐV Indonesia cũng cảm thấy bất bình khi Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch ồ ạt. Vào tháng trước, nhiều CĐV Indonesia đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách triệu tập cầu thủ nhập tịch của PSSI.
Thậm chí, họ đã căng một băng rôn dài gần 20m trên lan can cây cầu dành cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta với nội dung: "Chúng tôi không ủng hộ chính sách nhập tịch. Chúng tôi muốn cầu thủ trẻ Indonesia được ra sân. Hãy xã hội hóa bóng đá Indonesia".
Trong khi đó, thành viên cấp cao thuộc Ủy ban Olympic Indonesia (NOC), ông Hifni Hasan cũng lên tiếng nhắc nhở: "Tôi muốn nhắn với HLV Shin Tae Yong là tôi rất khắt khe trong vấn đề nhập tịch. Tôi đã nói với ông ấy không nên đưa quá nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Indonesia".
" alt=""/>CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ